Chấm dứt bế quan tỏa cảng Sakoku

Năm sau đó, Hiệp ước Kanagawa (31 tháng 3 năm 1854), Perry trở về với bảy con tàu và ép Shogun ký "Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị", thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Từ năm 1852 đến năm 1855, Đô đốc Yevfimy Putyatin của Hải quân Nga đã có vài cố gắng để giành được các điều khoản buôn bán thuận lợi với nước Nga từ Shogun. Tháng 6 năm 1853, ông mang đến vịnh Nagasaki bức thư từ Bộ trưởng Ngoại giao Karl Nesselrode và giới thiệu với Hisashige Tanaka một máy hơi nước, có lẽ là chiếc đầu tiên được thấy ở Nhật Bản. Nỗ lực của ông cao nhất là Điều ước Shimoda tháng 2 năm 1855.

Trong vòng 5 năm, Nhật Bản ký các điều ước tương tự với các nước phương Tây khác. Điều ước Harris ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858. Những "Điều ước thời Ansei" được đông đảo giới trí thức Nhật Bản coi là bất bình đẳng, đã bị áp đặt vào Nhật Bản bằng con đường ngoại giao tàu chiến, và là một dấu hiệu của tham vọng của phương Tây sáp nhập Nhật Bản như đã làm với phần lớn lục địa. Trong các giới hạn, họ cho phép các nước phương Tây kiểm soát một cách lập lờ thuế quan nhập khẩu và đặc quyền ngoại giao với mọi người nước ngoài. Chúng sẽ vẫn là điểm mấu chốt trong quan hệ của Nhật Bản với phương Tây cho đến đầu thế kỷ 20.

Sứ đoàn đến phương Tây

Con trai của Nadar, chụp ảnh với các thành viên của Phái bộ Nhật Bản thứ hai đến châu Âu năm 1863. Nadar chụp.

Vài phái bộ được Mạc phủ gửi ra nước ngoài, để học tập nền văn mình phương Tây, đàm phán lại các điều ước, và hoãn việc mở cửa các thành phố và bến cảng cho ngoại thương.

Một phái bộ Nhật Bản đến Hoa Kỳ được cử đi năm 1860, trên tàu Kanrin Maru. Một phái bộ đến châu Âu được cử đi năm 1862, và một phái bộ thứ hai đến châu Âu năm 1863. Nhật Bản cũng cử một đại diện và tham dự Hội chợ Thế giới 1867 ở Paris.

Các phái bộ khác, riêng biệt với các phái bộ do cả Mạc phủ lẫn đích thân Thiên hoàng Hiếu Minh cử sang châu Âu, ví dụ như Chōshū ngũ kiệt của phiên Choshu sang Luân Đôn, và các phái bộ của phiên Satsuma.